kênh Tham Lương ở Quận Tân Bình về ngày càng nhiễm bẩn, gây hối thối cho cả vùng dân cư rộng lớn. Có nhiều cách giải thích khác nhau về tác nhân chính gây ô nhiễm. Người cho là vì các nhà máy dệt nhuộm, thực phẩm của Quận Tân Bình. Người cho là có nhiều người nhập cư về cư ngụ, làm tăng lượng rác, nước thải. Một số ít cho tại khu công nghiệp Tân Tạo thải rác và nước thải công nghiệp ra sông ra sông không qua xử lý, nhưng ý kiến này liền bị nhiều người khác phản bác vì họ tin rằng “các nhà máy này có hệ thống xử lý rác, nước thải riêng đúng theo tiêu chuẩn quy định
vì là nhà máy mới và của nước ngoài, ắt hẳn nhà nước kiểm tra kỹ trước khi cấp giấy phép
hoạt động.” (nhóm nữ nghèo thường trú xã Tân Tạo).
Đa số các khu dân cư nghèo của Quận 8 sống sát cạnh hoặc gần kênh rạch bị ô nhiễm. Do đó, hầu hết rơi vào các dự án giải tỏa, di dời. Song điều đáng nói là chúng còn ở dạng quy hoạch “treo” vì không ai biết bao giờ sẽ được thực hiện và được thực hiện như thế nào. Ngay cả lãnh đạo chính quyền phường cũng không có thông tin chi tiết và cụ thể, dù cho trụ sở UBND phường 5 cũng thuộc diện sẽ bị giải toả vì nằm gần bờ sông.
Tình trạng lơ lửng này tác động nhiều đến người dân nghèo, cả người dân thường trú lẫn người nhập cư nghèo, cả cuộc sống vật chất lẫn tinh thần. “Lúc nào cũng sống
trong tâm trạng hồi hộp, phập phòng”, “nghe phong phanh nhà không số được đền bù không
bao nhiêu, đủ tiền đâu mà mua nhà khác, nên lúc nào cũng hồi hộp như vậy.” (nhóm nữ nghèo thường trú Phường 4 – Quận 8). Người nhập cư ở nhà không số, không có hộ khẩu KT3 thì lo “không biết có được hưởng quyền lợi tái định cư không, hay phải tự lo tìm
Phần 6: Di dân và các Vấn đềĐô thị
khác, hàng loạt các cản ngại khác do thuộc diện sẽ bị giải tỏa làm người nghèo càng nghèo hơn. Nhà không được cấp số, hộ khẩu thường trú nơi khác không được chuyển vào, người nhập cư KT4 không được vào hộ khẩu KT3 theo quy định chung dành cho các khu vực sẽ giải tỏa‐di dời tạo ra các rào cản đối với nhiều hộ nghèo muốn tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, điện nước với giá thấp. Nhiều hộ bị các công ty cấp điện, nước từ chối lắp đặt đồng hồ. Theo nhiều hộ dân cho biết, chi phí điện nước với giá cao thường chiếm 20 ‐ 30% tổng chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình.
Để giảm ô nhiễm và tình trạng môi trường xuống cấp trong các quận nội thành, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 81 ngày 8/7/2002 về việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra ngoại ô. Nhiều người dân Quận 8 đồng tình với chủ trương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành dân cư đông đúc như Quận 8. Song một số người bị tác động mạnh đến cuộc sống, do mất việc làm vì không có phương tiện di chuyển để tiếp tục đi làm ở nhà máy chuyển đi xa đến huyện ngoại thành Bình Chánh. Những người công nhân lao động phổ thông và lớn tuổi khó tìm việc làm khác ở nhà máy khác. Phải chăng, về mặt quy hoạch, các nhà quản lý chưa tính đến các tác động xấu và chưa có các giải pháp thay thế dành cho những người bị mất việc làm?
Khung 5. Rơi vào cảnh nghèo vì tác động của quy hoạch đô thị
“Anh L. trước làm ở cơ sở sản xuất phân cá (một loại phân bón hữu cơ). Đời sống của anh cũng như
nhiều công nhân khác tuy không giàu có gì nhưng được xem như vững vàng, với thu nhập khoảng 50.000
– 60.000 đồng/ngày khá cao so với thời giá vào những năm 90. Nhưng từ năm 1996 đến nay, nhà máy bị
di dời ra ngoại thành vì bị xếp vào danh sách “đen” gây ô nhiễm. Anh không có xe gắn máy, lúc bấy giờ lại
không có xe bus được trợ giá như bây giờ, nên anh đành nghỉ làm. Tuổi ngoài 40 lại không có tay nghề
chuyên môn, anh không tìm được việc làm khác. Từ đó, anh lâm vào cảnh thất nghiệp và rơi xuống tình
trạng nghèo. Dù được hưởng các tiêu chuẩn của chương trình xoá đói giảm nghèo, gia đình anh vẫn
không thể thoát nghèo vì không thể có nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Điều anh mong mỏi nhất là có
việc làm, để không phải thất nghiệp, sống nhờ vào lao động tảo tần của vợ con.” (một nam thường trú nghèo Phường 4 – Quận 8).
Tình trạng ngoài lề của người nhập cư trong quá trình lập kế hoạch, chương
trình phát triển kinh tế - xã hội
Quá trình tiếp xúc với các tổ dân phố và UBND cấp cơ sở phường/ thị trấn trong đợt nghiên cứu này cho thấy các cấp quản lý hành chính không theo dõi, cập nhật hóa và lưu trữ hồ sơ về biến động nhân hộ khẩu. Trong danh sách các hộ do tổ trưởng tổ dân phố quản lý không có tên người và hộ nhập cư. Khi cần số liệu về biến động dân số, UBND phường cũng phải liên hệ với công an để có số liệu. Cho đến nay, xem ra việc cập nhật hoá và đánh giá mức độ chính xác của sự gia tăng dân số cơ học chưa được nhiều cấp quản lý lưu tâm và khi quan tâm là nhằm mục tiêu quản lý trật tự, trị an, hơn là tính đến trong các kế hoạch kinh tế xã hội. Mặt khác, ngay cả khi tính đến việc đưa vào kế hoạch và ngân sách hàng năm, vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa các số liệu ước tính và các số liệu có trong thực tế. Ví dụ, trong ngành giáo dục, “hàng năm,
dựa vào số liệu dân số tăng tự nhiên và ước tính số dân tăng cơ học khoảng 20%, huyện Bình
Chánh làm kế hoạch tổng thể để xin ngân sách xây dựng trường lớp, nhưng thực tế tăng cỡ
này thì không thể nào tính nổi; chỉ riêng xã Bình Hưng Hoà lúc truớc chỉ có 15.000 nay đã có
100.000 dân nói chung thì có tính, nhưng tính không xiết.” (Chuyên trách xoá đói giảm nghèo huyện Bình Chánh, trong hội thảo ngày 28/8/03, nhằm xác định các thông tin chính ghi nhận từ đợt khảo sát).
Ngoài ra, như đã nói ở các phần trên, do quan niệm và tiêu chuẩn quy định về xác định các hộ nghèo được thụ hưởng các chương trình giảm nghèo (điển hình là Xoá đói giảm nghèo, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tiết kiệm ‐ tín dụng của Hội Phụ Nữ, hỗ trợ mục tiêu trợ cấp khó khăn thường xuyên), số người/ hộ nhập cư nghèo không có hộ khẩu KT3 và chưa có nhà vẫn chưa được tính đến khi lập kế hoạch và dự trù phân bổ ngân sách. Yếu tố “ổn định cư trú” vốn thường được nhiều cán bộ địa phương hiểu là có nhà và thường được nêu ra như là tiêu chí chính mỗi khi xét duyệt đối tượng thụ hưởng các chương trình giảm nghèo. Trong thực tế, điều hiển nhiên việc mua nhà mua đất trong bối cảnh giá nhà đất đang tăng nhanh ở các khu vực dân cư là ước mơ ngoài tầm tay của nhiều người, nhiều hộ nhập cư nghèo, nhất là số đến Thành phố trong vòng 5 năm nay. Ở các địa phương khảo sát, có không ít hộ/ người nhập cư “ổn định cư trú” tại đây hơn 5 năm, 10 năm, song họ vẫn chưa mua nổi nhà. Hơn nữa, khi chưa có chương trình nhà ở cho người nghèo với phương thức mua trả góp dài hạn thì vẫn còn sự thiếu tương ứng và khoảng cách xa giữa “ổn định cư trú” và “có nhà”.